Top 8 lễ hội truyền thống độc đáo ở Kiên Giang – Việt Nam 2024 

Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam là vùng đất đa dạng về địa hình và phong phú về di sản, văn hóa. Mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Hội tụ đầy đủ những yếu tố cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp, ẩm thực phong phú, dịch vụ nghỉ dưỡng hiện đại, Kiên Giang tự hào là “điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam. Bên cạnh những yếu tố kể trên thì những lễ hội độc đáo ở Kiên Giang cũng là một “tố chất” quan trọng góp phần làm nên sự hấp dẫn cho vùng đất này.  

1.Lễ hội Nghinh Ông Hòn Sơn 

Với bà con ngư dân vùng biển, Nghinh Ông là một trong những lễ hội truyền thống quen thuộc được tổ chức hằng năm để bày tỏ lòng biết ơn với thần Cá Ông cũng như cầu mong mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, thuyền cá đầy khoang. Ở Kiên Giang, lễ hội Nghinh Ông được tổ chức tại Hòn Sơn thuộc xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Lương và diễn ra vào ngày 15 – 16/10 âm lịch, bao gồm hai phần: lễ và hội. Phần lễ gồm lễ cúng thỉnh các vị thần, lễ nghinh ông và lễ chánh tế. Về phần hội, nhiều hoạt động thú vị hấp dẫn diễn ra sôi nổi với sự tham gia đông đảo của người dân địa phương. 

2. Lễ hội Nguyễn Trung Trực  

Lễ hội Nguyễn Trung Trực là một trong những lễ hội lớn nhất tỉnh Kiên Giang thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi về tham dự. Để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, lễ hội được tổ chức từ ngày 27 – 29 tháng 8 âm lịch tại Khu di tích đền thờ Nguyễn Trung Trực, huyện Rạch Giá. Bên cạnh 3 nghi lễ chính là lễ nghinh sắc, lễ chánh tế và lễ hậu phối thì lễ hội còn diễn ra các hoạt động giải trí thú vị như trò chơi dân gian, hội thi ẩm thực, hội thi cây cảnh, biểu diễn hát bội, cải lương, múa lân… 

3. Lễ hội Dinh Bà Ông Lang 

Nếu du khách có dịp du lịch đến Phú Quốc vào những ngày 18 – 19 tháng giêng âm lịch thì đừng quên dành chút thời gian tham gia cũng như tìm hiểu về lễ hội Dinh Bà Ông Lang. Đây là một trong những lễ hội thể hiện rõ nét truyền thống văn hóa của bà con xứ đảo. Lễ hội Dinh Bà Ông Lang được tổ chức để tưởng nhớ công lao của bà Kim Giao – người có công trong việc khai phá ra đảo Phú Quốc. Với ước nguyện cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, lễ hội Dinh Bà Ông Lang diễn ra trong không khí trang trọng tại Dinh Bà ấp Ông Lang, xã Cửa Dương. 

4. Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương  

Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10-3 âm lịch chính thức trở thành ngày Quốc lễ, ngày hội lớn quy tụ cả cộng đồng các dân tộc Việt Na m. Ở Kiên Giang, hàng năm cứ đến ngày 10/3, hàng chục ngàn người con đang sinh sống, học tập, làm việc ở mảnh đất Kiên Giang và các tỉnh, thành trong khu vực đều hội tụ về Tân Hiệp dâng một nén nhang thành kính lên Quốc Tổ Vua Hùng. 

5. Lễ hội Đình Thần Dương Đông 

Đình Thần Dương Đông là điểm sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa quen thuộc của bà con huyện đảo Phú Quốc tọa lạc tại đường 30 Tháng 4, thị trấn Dương Đông. Hằng năm tại đây vào ngày 10 – 11 tháng giêng âm lịch sẽ diễn ra lễ hội Đình Thần Dương Đông. Vào ngày diễn ra lễ hội, tất cả bà con trên đảo cùng đông đảo du khách thập phương từ khắp nơi đều có mặt tại đây cùng nhau thắp hương, cầu lễ thần ước nguyện một năm mới nhiều sức khỏe, công việc thuận lợi. Ngoài ra, tại ngày lễ nhiều hoạt động vui chơi múa hát diễn ra trong không khí sôi nổi với sự tham gia của thanh niên trai gái trong vùng. 

6. Lễ hội đua thuyền Phú Quốc 

Trở thành nét đẹp văn hóa thể thao truyền thống đáng trân trọng, giữ gìn và phát triển, lễ hội đua thuyền Phú Quốc được tổ chức để chào mừng ngày lễ 30/4 Giải Phóng Miền Nam. Thể hiện tinh thần đoàn kết của người dân xứ đảo, lễ hội diễn ra nhằm mục đích tạo sân chơi giải trí cho trai tráng trong vùng sau thời gian làm việc vất vả. Lễ hội thường được tổ chức ở bãi biển Dinh Cậu với sự tranh tài của nhiều đội chơi. Đội chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng từ ban tổ chức. Vào ngày diễn ra đua thuyền, người dân du khách tập trung đông đúc hò reo cổ vũ náo động cả một vùng biển yên bình. 

7.  Lễ hội Dinh Cậu 

Nhắc đến những lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang thì không thể không nhắc đến lễ hội Dinh Cậu. Diễn ra vào ngày 15 – 16/10 âm lịch hằng năm tại khuôn viên đền Dinh Cậu Phú Quốc, lễ hội thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi về tham dự. Cũng như bao lễ hội truyền thống khác, lễ hội Dinh Cậu bao gồm 2 phần chính. Phần lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, long trọng với các nghi thức: Lễ Nghinh Cậu, Lễ Yết Cậu, Lễ Chánh Tế. Phần hội là thời gian diễn ra những hoạt động vui chơi đặc sắc, mang đậm tính truyền thống dân tộc như nhảy bao bố, đi cà kheo, bịt mắt đập nồi, đua thuyền, bắt vịt trên biển… 

8. Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự 

Sùng Hưng là ngôi chùa cổ thành lập vào cuối thế kỷ 19 nằm trên đường Trần Hưng Đạo, ngay trung tâm thị trấn Dương Đông. Được xây dựng theo phong cách dân gian “trước miếu, sau chùa”, ngôi chù này là nơi diễn ra lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự. Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự được tổ chức vào 2 ngày cuối tháng 7 âm lịch hằng năm với các nghi lễ: Công phu, Thỉnh Tiêu Diện Thượng Giàn, Tiếp đãi quan khách, Động Đàn, Thí cổ. Phản ánh rõ nét những giá trị cao quý trong văn hóa tín ngưỡng Phật Giáo, Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự được xem là một trong những lễ hội độc đáo nhất Kiên Giang. 

#KienGiang #ViệtNam #Dulịch #Khámphá #dulichVietnam #DulichKienGiang #DulichCampuchia  

Nếu có dịp du lịch Kiên Giang dự lễ hội, bạn có thể tranh thủ ghé thành phố Hà Tiên thăm thú thêm các địa điểm thú vị và nghỉ đêm tại Hà Tiên Vegas ngay cạnh cửa khẩu Hà Tiên – Kampong Trach và tiếp tục cuộc hành trình khám phá Hà Tiên hoặc Kampot vào ngày hôm sau. 

Đặt phòng ngay: https://hatienvegas.com/phong/  

Hotline: (+855)0718898922 – (ខ្មែរ) (+855)069953615 – (中文) (+84)0941341545 – VN (+855)087258581 Front Office (ខ្មែរ) 

Back to top